Một trận bóng đá không bao giờ thiếu đi trái bóng tròn, bởi vậy quả bóng đá là một dụng cụ bóng đá vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để lựa chọn được một quả bóng đá phù hợp nhất với mình? Ở bài viết này, hãy cùng Sport X tìm hiểu về cấu tạo, chất liệu cũng như kích thước quả bóng đá tiêu chuẩn ra sao nhé
1. Quả bóng đá là gì?
Bóng đá hay còn được gọi với tên khác là túc cầu, quả bóng đá đọc tiếng Anh là football và tiếng Mỹ là Soccer. Bóng đá là môn thể thao mang tính tập thể, đồng đội rất cao. Một trận bóng đá có các người chơi được chia thành 2 đội để thi đấu cùng nhau, mỗi đội có 11 cầu thủ ra sân. Đồng nghĩa với việc trong một trận bóng sẽ có 22 cầu thủ trên sân, 2 khung thành tương ứng với 2 đội và 1 quả bóng trên sân cỏ hình chữ nhật.
Mọi người tham gia trò chơi này đều có cùng mục tiêu là dẫn được quả bóng vào khung thành đối diện của đội đối thủ. Đội thắng cuộc là đội có nhiều lượt đá bóng vào khung thành đối thủ nhất.
2. Lịch sử hình thành quả bóng đá
Trong năm 1863, các thông số kỹ thuật đầu tiên cho trái bóng đã được Hiệp hội bóng đá quy định chính thức. Trước đó, trái bóng được làm từ da bị phồng lên, với lớp phủ da bên ngoài để giúp bóng duy trì hình dạng.
Năm 1872 các chi tiết kỹ thuật đã được sửa đổi, và các quy tắc này về cơ bản không thay đổi theo quy định của Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế. Sự khác biệt trong các trái bóng đã được tạo ra kể từ khi quy tắc này có hiệu lực, với các trái bóng được sản xuất với các vật liệu khác nhau được sử dụng một cách sáng tạo.
Trái bóng đá đã trải qua một sự thay đổi đáng kể theo thời gian. Trong thời gian trung cổ, quả bóng thường được làm từ vỏ ngoài của da bên trong đổ đầy dăm nút chai.
Một phương pháp khác của việc tạo ra một quả bóng là sử dụng bàng quang của động vật ở bên trong quả bóng làm cho nó có thể thổi phồng lên dễ dàng. Tuy nhiên, hai cách tạo trái bóng đá này khiến bóng dễ bị đâm thủng và không đủ bền cho các cú sút mạnh. Mãi cho đến thế kỷ 19 trái bóng đá mới phát triển thành một trái bóng với hình dạng như ngày nay.
>>> Tham khảo giá thuê sân cỏ nhân tạo 5 người để chơi bóng sau giờ làm việc
3. Cấu tạo, chất liệu một quả bóng đá
3. Cấu tạo, chất liệu một quả bóng đá
3.1. Phần vỏ bóng
Quả bóng đá làm bằng chất liệu gì? Trên thị trường hiện nay có thể thấy 3 chất liệu phổ biến được dùng trong việc sản xuất và chế tạo quả bóng đá gồm có:
- Nhựa PVC (Polyvinyl Clorua): Với khả năng chống thấm nước cao cùng độ mòn so với nhiều hợp chất khác (vật liệu tổng hợp, Polyurethane,…). Nhược điểm là cứng, độ mềm kém nên giá thành khá vừa phải, dễ dùng.
- Polyurethane (nhựa PU): Có độ bền cơ học cao, giúp các cầu thủ có cảm giác bóng tốt gần như tiếp xúc với bóng làm từ da thật. Nhược điểm ở mức độ thấm nước và ăn mòn kém hơn so với loại làm từ nhựa PVC.
- Hợp chất tổng hợp: Hiện đang là vật liệu dùng trong sản xuất các quả bóng đạt chuẩn của FIFA. Được làm từ các sợi tơ chất lượng cao, có độ mềm tốt. Giúp các cầu thủ có khả năng cảm bóng cực chuẩn. Khả năng chịu nước thấp hơn chất liệu PU cùng với chi phí khá đắt đỏ nhưng những ưu điểm vượt trội nó mang lại hoàn toàn xứng đáng.
3.2. Ô vải đệm
Ô vải đệm dùng để lót bên ngoài quả bóng. Thường những những quả bóng sử dụng cho các trận đấu chuyên nghiệp từ có khoảng 32 ô đệm. Một loại khác thì có thể là tầm khoảng 18-26 ô.
- Một quả bóng gồm 32 ô là phổ biến nhất và là loại được sử dụng trong hầu hết các trận đấu chuyên nghiệp.
- Các quả bóng đá cơ bản là một bóng Buckminster bao gồm 20 hình lục giác (sáu mặt) và 12 ngũ giác (năm mặt) bề mặt.
- Sau đó chúng được khâu lại với nhau hoặc dán bằng keo
- Những quả bóng chất lượng cao nhất được khâu lại
3.3. Lớp vải lót
Chiều dày vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng của bóng đá khâu tay. Nhiều lớp lót được đặt giữa nắp và bàng quang. Những lớp này được bao gồm polyester và / hoặc bông ngoại quan (nhiều lớp) với nhau để cung cấp cho sức mạnh bóng. Bóng đá chuyên nghiệp thường có bốn hoặc nhiều lớp lót. Bóng thông thường hoặc thực tế thường được xây dựng với ít lớp lót. Đây là lớp đóng vai trò điều khiển bóng
3.4 Phần ruột bên trong
Đây là phần quan trọng nhất của quả bóng. Chức năng của lớp bên trong này là chứa khí cho bóng và điều khiển dòng khí bên trong, giúp bóng ổn định khi bay hoặc và đập. Chất liệu được dùng để chế tạo ruột bóng thường có 2 loại mà nhà sản xuất thường hay dùng đó là:
Như vậy, quả bóng đá chính là một trong những yếu tố tạo nên thành công của trận bóng. Mọi trận đấu được được bắt đầu từ trái bóng và mọi cảm xúc thăng hoa trên sân cỏ đều lăn theo nhịp đập của trái bóng tròn. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về quả bóng đá để có thể chọn lựa cho mình và đồng đội những quả bóng đá phù hợp nhất. Tham khảo thêm ở fanpage của SPORT X bạn nhé